- 46 Đường số 10, phường Tân Hưng, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh
- jaly.ltd@gmail.com
- 0909635195
Cùng Jaly tìm hiểu “thủ phạm” khiến bạn chán ăn, ăn không ngon miệng.
Chán ăn phổ biến hơn ở độ tuổi thanh thiếu niên. Tuy nhiên, mọi người ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc chứng rối loạn ăn uống này. Chứng biến ăn hiếm gặp ở những người trên 40 tuổi. Có đến 9 trong số 10 người mắc chứng chán ăn là nữ và khoảng 1% phụ nữ trong độ tuổi từ 10 đến 25 gặp phải tình trạng chán ăn.
Một người có thể được coi là chán ăn khi họ hạn chế lượng thức ăn của mình ở mức độ thấp dẫn đến trọng lượng cơ thể thấp đáng kể kèm theo nỗi sợ hãi tăng cân và lo lắng quá mức với trọng lượng hoặc hình dạng cơ thể.
Các chuyên gia dinh dưỡng vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác của chứng chán ăn, ăn không ngon. Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa có thể do tiền sử trong gia đình. Những thay đổi trong các gen cụ thể có thể khiến một số người có nguy cơ chán ăn cao hơn.
1. Ăn kiêng: Ăn kiêng là một yếu tố nguy cơ phát triển rối loạn ăn uống.
2. Bỏ đói cơ thể: Có bằng chứng cho thấy nhiều triệu chứng chán ăn thực sự là dấu hiệu của tình trạng đói. Đói ảnh hưởng đến não và ảnh hưởng đến sự thay đổi tâm trạng, cứng nhắc trong suy nghĩ, lo lắng và giảm sự thèm ăn. Đói và giảm cân có thể thay đổi cách não làm việc ở những người dễ bị tổn thương, điều này có thể duy trì hành vi ăn uống hạn chế và gây khó khăn cho việc trở lại thói quen ăn uống bình thường.
Để khắc phục tình trạng chán ăn do ăn kiêng, các nàng khi giảm cân hãy uống bổ sung Enzyme. Nó giúp cơ thể thúc đẩy hoạt động tế bào để tiêu đốt mỡ thừa và mỡ nội tạng nhưng không làm cho các nàng bị chán ăn như các loại thuốc giảm cân khác.
Các yếu tố ngoại cảnh tác động như tâm lý, môi trường và xã hội,... có thể góp phần vào sự phát triển của chứng chán ăn.
Bình luận