• Gợi ý từ khóa:
  • Gel dưỡng da Creal, Túi giặt magchan, Enzyme Fucoidan Kaicho...

5 CÁCH TRỊ MẤT NGỦ HIỆU QUẢ NHẤT

 

 

Nếu bạn nằm cả đêm trên giường mà không tài nào nhắm mắt nổi tức là bạn đang bị triệu chứng mất ngủ đấy. Một giấc ngủ ngon có thể giúp bạn duy trì sức khỏe tinh thần và thể chất. Khi bạn thiếu ngủ, các tế bào thần kinh sẽ làm việc quá sức và không còn hoạt động bình thường, ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Vì vậy, dưới đây là một số mẹo giúp bạn đánh bại chứng mất ngủ. 

 

Thông thường, người lớn cần ngủ khoảng bảy đến tám giờ mỗi đêm. Con số này không giống nhau đối với tất cả mọi người và có thể thay đổi tùy thuộc vào thói quen sinh hoạt của mỗi người. Tuy nhiên, chất lượng giấc ngủ mới là yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến cơ thể bạn. 

 

 

Mất ngủ có thể khiến bạn mệt mỏi suốt cả ngày và có thể ảnh hưởng đến cả sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn. Nếu cơ thể bạn không được nghỉ ngơi đầy đủ, nó có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và khả năng tập trung của bạn. Bạn cũng có thể có nguy cơ mắc các bệnh như trầm cảm, béo phì, tim mạch, tiểu đường, …

 

Nguyên nhân phổ biến của chứng mất ngủ bao gồm: 

 
  • Căng thẳng, lo lắng hoặc trầm cảm 

  • Điều kiện ngủ không thoải mái, chẳng hạn như giường, nhiệt độ hoặc ánh sáng 

  • Tiếng ồn 

  • Mất cân bằng nội tiết

  • Giờ làm việc theo ca không thường xuyên 

  • Rượu, caffeine, nicotine hoặc chất kích thích khác

  • Ăn quá no trước giờ đi ngủ

  • Triệu chứng của các bệnh lý

 

 

 

Tin tốt cho bạn là có một số phương pháp giúp cải thiện chứng mất ngủ mà bạn có thể thử tại nhà. Chỉ bằng cách thay đổi một số thói quen, bạn có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ của mình. 

 

1. Cài đặt “đồng hồ sinh học”

 

Tức là bạn sẽ thay đổi thói quen thức dậy và ngủ cùng 1 thời điểm mỗi ngày. Nếu bình thường bạn đi ngủ vào giữa đêm thì hãy cài đặt báo thức sớm hơn khoảng thời gian đó từ 30 - 60 phút. Tức là báo thức sẽ nhắc bạn đi ngủ lúc 23 giờ. Nếu bạn thường thức dậy lúc 7 giờ thì hãy cài báo thức lúc 6 giờ. Hãy cố gắng duy trì thói quen mỗi ngày như thế liên tục trong 1 tháng sẽ giúp bạn làm quen với cơ chế sinh học của cơ thể.

 

Sau khi lịch trình ngủ của bạn đã trở lại bình thường, hãy tuân thủ và theo dõi liên tục. Vào cuối tuần, chúng ta thường sẽ có suy nghĩ thức khuya một chút hoặc dậy muộn hơn một chút. Nhưng việc đó sẽ làm ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học của bạn. Nếu bạn là người thường xuyên mắc phải chứng mất ngủ, hãy cố gắng tuân thủ theo đúng lịch trình ngủ của bản thân, tránh làm xáo trộn cơ chế hoạt động của cơ thể.

 

Một lưu ý nhỏ là bạn không nên cố gắng để ngủ vì việc bắt em bản thân đi ngủ sẽ không giúp bạn có thể tiến vào giấc ngủ, thậm chí còn tạo áp lực và cảm giác căng thẳng khiến bạn khó ngủ hơn. Bạn nên để tâm trạng thoải mái và thư giãn thì mới có thể đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.

 

2. Không sử dụng bia, rượu, các chất kích thích như nicotine và và caffeine. 

 

Bạn nên ngừng uống cà phê hoặc trà vào buổi tối. Thậm chí, một số chuyên gia y tế còn khuyến cáo mọi người nên ngừng uống cà phê sớm nhất là 2 giờ chiều. Caffeine không chỉ có thể ngăn chặn giấc ngủ của bạn đến sáu giờ sau khi tiêu thụ nó mà còn làm bạn thường xuyên bị thức giấc dẫn đến mất ngủ.

 

Bên cạnh đó, rượu, bia có thể làm giảm giấc ngủ và gây gián đoạn giấc ngủ của bạn. những người uống rượu trước khi đi ngủ thường gặp các triệu chứng mất ngủ và cảm thấy buồn ngủ quá mức vào ngày hôm sau. Ngoài ra bạn có nhiều khả năng gặp ác mộng, vã mồ hôi khi ngủ. Bạn cũng có thể phải thức dậy thường xuyên hơn để đi vệ sinh.

 

3. Tập thể dục thường xuyên

 

Việc tập luyện thể dục thể thao khiến cơ thể tiết ra endorphin. Những chất này có thể tạo ra một mức độ hoạt động trong não giúp bạn tỉnh táo, tạo cảm xúc tích cực, cải thiện tâm trạng, giúp cho não có thời gian được “thư giãn”.

 

 

Bạn nên tập thể dục ít nhất ba giờ trước khi ngủ với các bài tập nhẹ nhàng như: Yoga, Pilates, đi bộ, … kéo dài từ 15 - 30 phút. Duy trì thói quen tập thể dục thể thao không chỉ giúp bạn cải thiện giấc ngủ và tình trạng mất ngủ mà còn cho bạn một cơ thể khỏe khoắn và giúp bạn giảm căng thẳng.

 

5. Không sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ

 

Ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính sẽ ngăn chặn việc sản xuất melatonin, một loại hormone gây buồn ngủ. Melatonin giải phóng vào buổi tối giúp bạn thư giãn trước khi đi ngủ. Ức chế melatonin có thể khiến bạn thức khuya hơn và ngủ ít hơn bình thường dẫn đến triệu chứng mất ngủ.

 

Chưa nói đến những thông tin từ mạng xã hội sẽ ảnh hưởng tâm trạng của bạn trước khi ngủ, bạn sẽ liên tục bị chi phối với những tin tức giật gân hay những bài báo lá cải thị phi. Điều đó sẽ mang đến cảm giác bức bối, lo lắng, bất an. Việc bắt não bộ phải vận động vào cuối ngày sẽ khiến nó kiệt sức và bạn sẽ vô cùng mệt mỏi vào sáng hôm sau.

 

Giấc ngủ là một trong những yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến tâm trạng và cơ thể của bạn. Hãy cố gắng thay đổi những thói quen sinh hoạt lành mạnh để có một giấc ngủ thật ngon, nâng cao chất lượng cuộc sống và sinh hoạt của bản thân nhé. 

Bình luận

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
Jaly Trading Co., ltd.
Jaly Trading Co., ltd.
Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng của bạn

Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng của bạn