- 46 Đường số 10, phường Tân Hưng, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh
- jaly.ltd@gmail.com
- 0909635195
Chủ đề này nghe hơi hoá học khó nhai (mình thì đặc biệt dốt hoá) cơ mà các bạn yên tâm là dễ đọc, dễ hiểu, không khô khăn lắm đâu. Bằng chứng một đứa dốt hoá đã viết bài này 😛 Cùng Jaly tìm hiểu nhé
Trước tiên chúng ta phải hiểu rõ pH là gì mà khiếp thế?
- pH là viết tắt của từ Potential of Hydrogen, dùng để mô tả tỉ lệ axit – trung tính – kiềm của một chất. Các bạn search google sẽ thấy thước đo pH heng. Thì trên thước đo sẽ có vạch từ 0 đến 14. 0 (thể hiện tính axit mạnh nhất), 14 thể thiện tính kiềm mạnh nhất, 7 là mức trung tính.
- Độ pH của cơ thể là 7.
- Độ pH của làn da khoảng 5.5. Cụ thể pH da phụ nữ khoảng 5.54 còn nam giới khoảng 5.8. So với thước đo thì các bạn có thể thấy da chúng ta mang tính acid nhẹ.
- Theo Viện chăm sóc da Hoa Kỳ thì chức năng chính của pH là diệt khuẩn trước khi vi khuẩn xâm nhập vào tế bào da.
Câu hỏi tiếp theo đặt ra nếu da bị mất cân bằng độ pH quá axit, hoặc quá kiềm sẽ dẫn đến hậu quả gì?
Nếu da bị mất cân bằng độ pH quá axit, hoặc quá kiềm sẽ dẫn đến hậu quả gì?
- Bọn vi khuẩn tha hồ xâm nhập vào da vì phá hủy được áo giáp bảo vệ da - Acid Hydrolipid
Độ pH ảnh hưởng trực tiếp đến lớp vỏ Acid bảo vệ da. Bề mặt da của chúng ta được phủ bởi 1 lớp màng acid hydrolipid là lớp đầu tiên bảo vệ da khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn. Lớp này có độ pH 4.5 – 5.5. Đây là 1 loại nhũ tương của bã nhờn (chứa các axit béo dưỡng ẩm cho da), mồ hôi (chứa acid lactic, các axit amin) và các sản phẩm phân hủy của lớp sừng (ví dụ tế bào chết). Nó có tính diệt khuẩn, nấm dựa trên tính acid nhẹ. Nếu lớp vỏ này duy trì được độ pH 5.4 – 5.9 thì các vi khuẩn sẽ bất hoạt, không thể xâm nhập làm hại làn da của chúng ta. Và đương nhiên là ngược lại, dù độ pH quá kiềm hay quá acid thì đều ảnh hưởng đến sự hoạt động của màng Acid Hydrolipid, chúng sẽ làm mòn đi lớp bảo vệ này.
Nếu da quá kiềm chúng ta sẽ thấy dấu hiệu: Da khô, lão hóa sớm, các enzym (ví dụ: Metalloproteinase) sẽ phá hủy Collagen và gây ra nếp nhăn.
Nếu da quá acid chúng ta sẽ thấy dấu hiệu: Da tiết nhiều chất nhờn, giảm tình kháng khuẩn, vi khuẩn tấn công da và nổi mụn.
Nhiêu đó đã đủ khiến bạn thấy tầm quan trọng của pH sinh lý da chưa? Nó là một nguyên nhân sâu xa nhưng cốt lõi dẫn đến các vấn đề về da mà bạn đang gặp phải đó.
- Dẫn đến tình trạng mất nước, mất ẩm của làn da.
Bạn biết nước quan trọng thế nào rồi đó, thử tưởng tượng một quả cam mọng nước và một quả cam khô queo là bạn sẽ cảm nhận sâu sắc được không có nước vạn vật đều cô quéo). Lớp Acid Hydrolipid mình nói ở trên còn có khả năng ngăn ngừa tình trạng mất nước, giữ ẩm, giúp da mềm mại, căng bóng. Và đương nhiên khi lớp vỏ này bị phá hủy thì làn da của chúng ta cũng như trái cam khô vậy, không còn sức sống, da sẽ trở nên nhạy cảm hơn và khả năng chịu đựng sự khắc nghiệt của UV và tác nhân từ môi trường cũng giảm đi đáng kể. Có thể nói độ pH được cân bằng chính là thần giữ cửa cho lớp Acid Hydrolipid hoạt động bình thường.
- Kem dưỡng không phát huy tác dụng
Khi da của chúng ta bị mất cân bằng pH thì việc bạn dùng kem dưỡng trở nên vô hiệu vì chúng không thể hoạt động ổn định trên da thậm chí là còn phản tác dụng vì tác động quá mạnh đến làn da đang bị phá hủy lớp Acid Hydrolipid. Thế nên nếu chưa cân bằng được độ pH thì đừng vội đổ lỗi là sao tui mua kem dưỡng đắt lắm mà không có hiệu quả gì sất.
Cứ mỗi lần mất cân bằng pH thì da chúng ta mất 14 tiếng đồng hồ để phục hồi lại, càng nhiều lần, càng lâu ngày và càng lớn tuổi thì khả năng phục hồi lại càng kém. Mà với mình 14 tiếng là đủ để tan nát đời hoa rồi)
À pH thì không có chuẩn xác cho tất cả mọi người trên thế giới nhé, nó sẽ nằm ở khoảng +/- 4.5 đến 5.9 là lý tưởng cho tùy người. Vì mỗi nơi một khí hậu, địa hình và gen khác nhau. Độ pH tự nhiên sẽ thay đổi theo độ tuổi nữa (vấn đề này bài nào tiếng việt nói về pH cũng có nên mình không nhắc đến nữa)
Khuyến cáo luôn mấy bạn mà xài kem trộn là xem như mất luôn lớp vỏ Acid bảo vệ da nha, khả năng phục hồi là rất khó thế nên các bạn thấy di chứng của việc xài kem trộn dù đã bỏ rồi nhưng da vẫn nhạy cảm, dễ mẩn đỏ, nổi mụn hoặc khô căng và nhanh lão hóa.
Thêm một ít thông tin nữa cho các bạn bị mụn và da nhạy cảm nha. Độ pH của nước là 7, đó là độ pH rất thuận lợi cho vi khuẩn sản sinh, để một chậu nước vài ngày bạn sẽ thấy lăng quăng xuất hiện là vì vậy. Đặc biệt nguồn nước là Việt Nam hiện tại cũng không được sạch sẽ lắm đâu. Khi da tiếp xúc lâu với nước sẽ có xu hướng biến đổi pH thành pH nước. Và như vậy da sẽ rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập và trở nên nhạy cảm hơn.
Việc cân bằng pH không chỉ đơn thuần dùng toner là xong, mà bạn cần quan tâm đến pH của tất cả mà bạn sử dụng.
Với ước muốn nhỏ nhoi 40 tuổi không có nếp nhăn nên đối với mình việc cân bằng pH cho da là cực kì quan trọng.
Chúc các bạn có được làn da như mơ ước.
Tag: đẹp da, mỹ phẩm Nhật, mỹ phẩm nội địa Nhật , giảm cân an toàn, giảm cân, gel dưỡng da, kem dưỡng da, sữa dưỡng da