• Gợi ý từ khóa:
  • Gel dưỡng da Creal, Túi giặt magchan, Enzyme Fucoidan Kaicho...

BẠN ĐÃ HIỂU ĐÚNG VỀ DƯỠNG ẨM?

Dưỡng ẩm là gì? Cấp nước là gì? Dưỡng ẩm, cấp nước là một hay hai. 
Giữ ẩm là gì? Khóa ẩm là gì? Chúng có phải là một không?
Tại sao phải dưỡng ẩm? Da dầu dưỡng ẩm càng bí da và dễ lên mụn phải không? 
.... 
Ôi quá nhiều thuật ngữ na ná nhau khiến chúng ta rất dễ lầm lẫn. 
Đó là vô vàn câu hỏi về cấp ẩm mà chúng ta thường gặp. Bạn có cùng những trăn trở như ở trên không? Hay bạn có chắc chắn rằng mình đã hiểu đúng về dưỡng ẩm không? Hãy cùng JALY tìm hiểu về chủ đề này nhé.


1. DƯỠNG ẨM CHÍNH LÀ CẤP NƯỚC/CẤP ẨM


Rất nhiều người lầm tưởng cấp nước và dưỡng ẩm khác nhau. Nhưng thật ra chúng là một. Một số bạn còn nghĩ cấp ẩm là dùng những sản phẩm chứa dầu hay da đổ dầu là da đã thừa độ ẩm. Vì các bạn liên tưởng ẨM là ám chỉ DẦU. 
Thực chất da chúng ta có một chức năng sinh lý là tiết dầu nhờn và có 1 độ ẩm, 2 vấn đề này hoàn toàn khác nhau. Nhắc đến:
- ẨM là nhắc đến NƯỚC. 
- NHỜN là nhắc đến DẦU.
Một vài ví dụ nho nhỏ cho bạn thấy rõ hơn điều này. Bạn hay nghe từ ẩm ướt đúng không. Ẩm luôn đi với ướt mà ướt thì chúng ta nghĩ ngay với nước. Thử tưởng tượng bạn muốn một cái khăn trở nên ẩm thì bạn làm gì? Chắc chắn là nhưng khăn vào nước rồi. Khi mưa xuống thì bạn thấy gì? Có phải bạn thấy không khí ẩm ướt không. Da của chúng ta cũng vậy, độ ẩm được tạo ra nhờ lượng nước có được của da.
Khi da của chúng ta bị mất nước thì da có một cơ chế tự nhiên là tiết ra dầu để làm mềm bề mặt da và không cho nước thoát ra ngoài. Nhiều bạn thấy da tiết nhiều dầu thì nghĩ da đã đủ ẩm (và thường các bạn này hiểu sai nghĩa về độ ẩm luôn), nên các bạn thường né các sản phẩm cấp ẩm lại làm da càng mất nước từ bên trong, dẫn đến tình trạng mất cân bằng dầu – nước. Khi dầu quá nhiều sẽ gây bí da, lỗ chân lông bị bít tắc từ đó dẫn đến tình trạng mụn ẩn, mụn đầu đen, đầu trắng, nếu ở những vùng da có nhiều vi khuẩn p.acnes kết hợp điều kiện kị khí sẽ gây ra mụn viêm. Nói đến đây các bạn da dầu lại cuống cuồng đi tìm kem cấp ẩm mà lại không hiểu về các loại kem cấp ẩm lại có thể dẫn đến tình trạng mụn nặng hơn. Lát nữa, JALY sẽ nói kĩ vấn đề này. Chăm sóc da đâu phải dễ nhỉ, phải học hỏi chỉnh chu và bài bản lắm ấy chứ chẳng đùa, nhưng nắm được hết phần đại cương rồi sẽ giúp các nàng được rất nhiều trong quy trình chăm sóc da mãi về sau. 
Và để có một làn da đẹp chúng ta cần có sự cân bằng về lượng dầu – nước. 
Naturel Moisturizing Factor (NMF): Yếu tố giữ ẩm tự nhiên gồm nước, urea, lactate
Lipid: Ceramide, cholesterol và acid béo. 
=> 2 Nhân tố này hòa quyện vào nhau tạo nên “hai phần dầu – nước” của da, chúng liên kết với nhau làm vữa kết dính các viên gạch là tế bào sừng, đồng thời giúp ngăn chặn sự mất nước trong da. Giờ thì bạn đã hiểu vì sao lớp áo giáp bảo vệ da lại được gọi là hydrolipid rồi phải không.

Hydrating được phát triển từ thuật ngữ hydrat hóa, hydrat hóa nghĩa là 1 phản ứng đưa nước vào, hay dễ hiểu hơn hydrat hóa là quá trình cấp nước, đây là một thuần ngữ thuần hóa học. 
Còn Moisturizing mang nghĩa thương mại hơn, chung hơn và rộng hơn (lát phần dưới mình sẽ nói vì sao nó chung).

  1. SẢN PHẨM DƯỠNG ẨM/CÂP NƯỚC CHO DA THẾ NÀO LÀ PHÙ HỢP


    Thường các sản phẩm này được gọi chung với chức năng là Moisturizing. Thực chất thì có tới 3 loại sản phẩm cho vấn đề ẨM. 
    - Humectants – Based moisturizer 
    - Emollient – Based moisturizer 
    - Occlusive – Based moisturizer

2.1 Humectants – Based moisturizer 
Sản phẩm chứa thành phần cấp ẩm/chứa chất tạo ẩm.
Loại da phù hợp: Da thiếu nước (thường sẽ là da dầu)

Các thành phần thường gặp: 
+ Thành phần thiên nhiên : glycerin, acid hyaluronic, phospholipids , lecithin, pantanol ( pro-vitamin B5) , aloe vera.

+ Thành phần hoá chất : Propylene Glycol, Ethylene/Diethylene Glycol, PEG compounds ( ví dụ như Polyethylene Glycol)...

Tiêu biếu là Hyaluronic Acid/ Sodium Hyaluronate với khả năng hút nước tuyệt vời từ môi trường xung quanh. 1 phân tử HA có thể hút 1000 phân tử nước cung cấp cho da.

Tuy nhiên, với điều kiện độ ẩm không khí thấp (< 70%), thì các hợp chất này có thể hút ngược nước từ da ra môi trường, gây khô da hơn. Lúc này bạn cần thêm Occlusives hoặc Emollients.
Với những bạn da dầu sau bước Humectants nên sử dụng các loại khóa ẩm vừa phải, vì sẵn da bạn da có nhiều dầu đã hỗ trợ một phần lớn cho việc khóa ẩm rồi.

- 2.2 Emollient – Based moisturizer 
Ở giữa Humectants và Occlusives, làm mềm da, giữ ẩm một phần. 
Loại da phù hợp: da thiếu dầu (thường là da khô, với mình thì da khô cần tập trung cả Humectants và Emolient, nhưng emolient phải chú trọng hơn so với các loại da khác).

Các thành phần thường gặp. 
+ Thành phần thiên nhiên : các loại dầu nền thực vật, các loại butter, glycerin, ceramides, squalane...

+ Thành phần hoá chất : PEG Compounds, như PEG- 45; Synthetic Alcohols, trong các thành phần có gốc benzyl –, butyl-, cetearyl-, cetyl -, glyceryl-, isopropyl-, myristyl propyl-, propylene-, mineral oil, petrolatum, paraffin; dimethicone, cyclomethicone, copolyol.

- 2.3 Occlusive – Based moisturizer 
Vai trò: Khóa ẩm. 
Loại da phù hợp: Cả da thiếu dầu và da thiếu nước.

Song với da thiếu dầu thì chúng ta sẽ sử dụng các sản phẩm khóa ẩm nhẹ nhàng hơn, ví dụ sản phẩm chứa Grapseed oil, một loại dầu nhẹ chứa lượng acid béo linoleic cao. Với da khô thì nên khóa ẩm kĩ càng hơn ví dụ dùng các sản phẩm chứa dầu avocado oil chứa oleic acid cao.

+ Thành phần thiên nhiên : beeswax và các loại wax , dầu nền thực vật, các loại butter, lanolin.

+ Thành phần hoá chất : petroleum, mineral oil, các thành phần có gốc silicone.

Trên lý thuyết, cấu tạo phân tử của những dẫn xuất trên thường quá lớn để xâm nhập sâu vào da, dẫn đến tình trạng gây bí tắc lỗ chân lông. Thêm vào đó, cảm giác dầu nhờn chúng gây ra trên mặt thật không dễ chịu gì. Trong khi đó, vẫn tồn tại những loài dầu nền gốc thực vật với tác dụng giữ ẩm tương tự, giữ chức năng như một " Occlusives " nhưng lại mang lại nhiều lợi ích khác cho da (ví dụ như dưỡng sâu, cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất , phục hồi cấu trúc da ..), nhưng lại ít được sử dụng bởi các công ty lớn vì lý do kinh tế.

Về vấn đề dịch nghĩa các thuật ngữ này ở Việt Nam mình thấy khá nhặp nhằn. Cái quan trọng bạn cần nắm được vấn là:

Dưỡng ẩm (cấp ẩm), cấp nước là một. 
Khóa ẩm, giữ ẩm thì tương đồng. 
Một số nơi dùng từ dưỡng ẩm để miêu ta thuật ngữ khóa ẩm. Theo mình thấy là không nên nặng nề chuyện đó quá. Vì dịch là mình chuyển thể một dạng ngôn ngữ, không thể đúng hoàn toàn được. Miễn bạn thấy da thiếu nước thì cấp nước, da thiếu dầu thì cấp dầu và tìm thành phần phù hợp để bổ sung. Vậy đó, mấy bạn đừng rối.

Cuối cùng chúc bạn bạn luôn đẹp và yêu đời <3

ST

Jaly Trading Co., ltd.
Jaly Trading Co., ltd.
Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng của bạn

Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng của bạn