• Gợi ý từ khóa:
  • Gel dưỡng da Creal, Túi giặt magchan, Enzyme Fucoidan Kaicho...

Tạm quên SPF, PA đi! Thành phần chống nắng mới là điều quan trọng nhất về chống nắng mà bạn phải quan tâm.

Trước tiên nhắc mọi người là bài này cực kì nặng kiến thức, cần rất tập trung thậm chí lấy giấy bút ra phân tích mới hiểu hết được. Bản thân người viết hiện đã có hiện tượng tẩu hỏa nhập ma :D 

Trước khi đi vào bài viết đầy ám ảnh này thì mọi người nhìn tấm hình 1 để thấy một ví dụ đầy sống động về việc không chống nắng sẽ dẫn đễ hậu quả thế nào nhé.


Ảnh trên là bức ảnh được đăng tải trên tạp chí New England Journal of Medicine cho thấy cái mà các chuyên gia da liễu gọi là thoái hóa da do tác hại của ánh nắng Mặt trời – một biểu hiện phổ biến của sự lão hóa. Điểm đặc biệt về bức ảnh là, sự hủy hoại chỉ tấn công một bên mặt của nhân vật chính – một tài xế xe tải về hưu. “Nếu nhìn từ bên phải, ông McElligott trông chỉ khoảng 66 tuổi nhưng nhìn bên trái khuôn mặt, các vết lão hóa trên da khiến người ta dễ nhầm lẫn ông già hơn chục tuổi” Vì một bên trái là phía sát cửa kính và bị UV chiếu nhiều hơn so với bên còn lại mà không có biện pháp chống nắng. Chuyên gia da liễu Jennifer Gordon ở Trường Đại học Northwestern cho biết trên trang Live Science rằng việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời ở một phía trong suốt thời gian lái xe chính là nguyên nhân gây ra tổn thương này.” Đây cũng chính là dẫn chứng sinh động nhất cho tác động của ánh nắng mặt trời đến làn da của chúng ta.

Trong các bài viết trước JALY đều nhấn mạnh việc mọi người nên chú ý đến thành phần chống nắng, bởi nó mới chính là linh hồn của một sản phẩm chống nắng.

Trong hình JALY tìm được từ nguồn intenet và thấy khá chi tiết rồi, mọi người nhìn vào là thấy được rõ các thành phần chống nắng có khả năng chống nắng đên đâu. Giải thích ra từng cái thì sẽ khiến bài biết rất dài và không cần thiết.
JALY sẽ giải thích một chút xíu cho mọi người dễ hiểu cái bảng hơn thôi heng.

1. 
Ví dụ ghi chống UVA I: Là nó đã có thể chống cả UVB và UVA II luôn, vì UVA I là tia có bước sóng dài nhất.
UVA I: 340 – 400 nm
UVA II: 320 – 340 nm 
UVB: 290 – 320 nm 
Như vậy ghi Avonbenzone chống UVA I với bước sóng 310 – 400 nghĩa là chống được UVA II luôn
Zinc oxide chống UVA I với bước sóng 290 – 520 nghĩa là đã chống được cả UVA II và UVB.

- 290-320 nm: tương ứng chỉ số SPF (Chống UVB), các thành phần chống nắng là: Octinoxate (280-310 nm); Octorylene (287-323 nm); Parsol SLX (270-320 nm); Uvasorb HEB (270-330 nm); Uvinul T 150 (290-320 nm)

- 320-370 nm: tương ứng chỉ số PPD/PA (Chống UVA), các thành phần chống nắng là: Mexoryl XL (290-370 nm); Tinosorb S (290-380 nm); Titanium Dioxide (290-360 nm); Uvinul A Plus (330-360 nm).

- 370-400 nm: PPD/PA không nhạy trong việc đo lường vùng bước sóng này nhé, các thành phần chống nắng là Avobenzone (310-400nm); Mexoryl SX (310-400 nm); Tinosorb M (290-410 nm); Zinc Oxide (300-520 nm).

Các bạn có thể save 3 tấm hình này về, và mỗi lần đi mua kem chống nắng thì lôi nó ra <3

2. 
- Các thành phần chống nắng tan trong dầu thì sẽ phù hợp với các bạn muốn đi bơi để chống thấm nước, phù hợp với tẩy trang chứa dầu khi các bạn cần làm sạch.

3. 
- Nonano hay Clear thể hiện kích thước của thành phần chông nắng. So về kích thước: Non-nano > Micronized > Nano > Clear.

Mọi người thường hay nhìn vô kem chống nắng là SPF của nó bao nhiêu, PA bao nhiêu cộng, hoặc đọc review để xem nó là chống nắng vật lý hay hóa học. Hết. Nhưng thực sự nó chống được bao nhiêu phần trăm tia cực tím thì mọi người lại không biết, nố có nguy cơ gì đối với da hay không bạn không biết. Đó là lý do vì sao Jaly luôn dặn mọi người hãy quan tâm về thành phần hơn tất cả nhưng cái còn lại như những lời quảng cáo hay brand đó bự hay không. 
Ví dụ , kem chống nắng có chỉ số PA cao chưa chắc sẽ bảo vệ da khỏi các tia UVA tốt hơn kem chống nắng có chỉ số PA thấp vì có thể nó không bảo vệ da khỏi toàn bộ tia UVA-I. Nói cách khác, PA không phải là con số khẳng định hiệu quả chống tia UVA của một kem chống nắng nào đó, mà chính là những thành phần chống nắng. 
Chẳng hạn như:
- Kem chống nắng A có chứa Mexoryl XL và ghi chỉ sống PA++++ (tức là chống hơn 93,75% UVA), 
- Kem chống nắng B chứa Azonbenzone và ghi PA ++ (tức là chống 75 – 87,5 % UVA)
- Nhưng trên thực tế. Mexoryl XL chỉ có phổ chống UVA là 290 -370 còn Avonbenzone thì có phổ chống UVA lên tới 310 – 400 ( trong khi UVA I có phổ là 340 – 400 nm) 
=> Kem chống nắng B chứa Avonbenzone chống UVA I tốt hơn kem chống nắng A.

Hại não không mọi người :D Bản thân mình tìm hiểu về chủ để này càng tìm hiểu sâu càng thấy hack não, nên cuối cùng thì quyết định bỏ qua những em chống nắng đơn thuần hóa học vì đa phần chúng đều không bên vững với ánh sáng, dễ gây kích ứng da hoặc phải phối hợp với nhau để bền vững hơn rất lằng nhằng khó nhớ. Cái gì khó quá bỏ qua :)) Bữa đi store thấy em chống nắng của Neutrogena toàn thành phần chóng nắng vật lý, lại xếp Azonbenzone vào hàng đầu (Trong khi đây là thành phần chống nắng gây tranh cãi) là mình loại bỏ ra ngay khỏi giỏ.

Mình sẽ dành thời lượng còn lại của bài viết để nói về thành phần chống nắng của cuộc đời mình, vì mình không muốn quá rối lên với vấn đề chống nắng, nên trung thành với một tình yêu thôi.

Bản thân mình thì vẫn mê nhất là Zinc Oxide vì em ấy có khả năng chống toàn phần UVA và UVB luôn, lại bên vững với ánh nắng, em ấy là chống nắng vật lý nên không phải mất công bôi đi bôi lại nhiều lần trong ngày, lại rất là “soái ca”, thường bảo vệ, làm bền vững “nàng” thành phần chống nắng khác đi cùng.

Có một số thông tin về Zinc Oxide như sau:
- Không có một thành phần chống nắng nào tốt hơn ZnO. ZnO bảo vệ da khỏi tia UV từ 290-700 nm tùy thuộc vào kích thước phân tử. 
- Kẽm là khoáng chất thiết yếu mà chúng ta cần trong cơ thể để đạt được chức năng tối ưu và là thành phần chống nắng duy nhất được FDA chấp thuận cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng.

- Về tính thẩm mỹ: ZnO có kích thước phân tử càng lớn càng gây trắng mặt, dẫn tới tính thẩm mỹ của sản phẩm không cao. Nói cách khác, cái mặt của bạn càng trắng thì kem chống nắng ấy chống tia UVA càng cao! Nhưng bù lại, nếu như kem chống nắng được formulated tốt thì khi apply lên mặt sẽ rất mượt, khô ráo, không bóng nhờn (silky matte finish), thậm chí có thể không gây white cast. Nó ngược lại với Tinosorb và Mexoryl, không gây trắng mặt, nhưng lại gây bóng nhờn (shiny finish).

Ở dạng Nano thì kẽm sẽ không gây ra hiện tưởng white cast, nhưng nó gây tranh cãi là có thể ngấm vào da và gây hại. 
Do những tranh cãi xung quanh chúng, các hạt nano đang được nghiên cứu kỹ lưỡng. Các nhà phê bình lo lắng rằng chúng có thể xâm nhập vào sâu trong da. Nhưng điều đó không đúng. Một nghiên cứu năm 2010 đã chỉ ra rằng rất, rất ít (ít hơn 0,1% liều đã áp dụng) thực sự xâm nhập vào da. Điều đó không đủ để gây hại.

Ủy ban Khoa học về An toàn Người tiêu dùng (The Scientific Committee On Consumer Safety) đã kết luận rằng các hạt nano Zinc Oxide "ở nồng độ lên đến 25% như một bộ lọc tia cực tím trong kem chống nắng có thể được coi là không gây nguy cơ tác dụng phụ ở người sau khi dùng da."

Các hạt nano ZinC Oxide chỉ bị cấm trong thuốc uống chống nắng. Còn khi áp dụng trên da, chúng không gây nguy hiểm cho sức khoẻ con người.

- Sẽ có rất nhiều bạn không biết rằng ngoài là một thành phần chống nắng, ZnO còn là một antioxidant và anti-inflammation, vô cùng lành tính nên rất phù hợp với những bạn có làn da nhạy cảm.

- Sự bền vững: ZnO rất bền vững dưới tác động của (tia tử ngoại) ánh nắng mặt trời, dù được coated hay uncoated (một số thành phần chống nắng kém bền vững được bọc lại (coated) để được bên vững hơn, nên mình không cần apply lại kem chống nắng chứa ZnO, trừ trường hợp đổ mồ hôi hay rửa mặt với nước thì phải apply lại. Ngoài ra, ZnO còn giúp bền vững octinoxate (thành phần chống nắng hóa học, kết hợp sẽ thành chống nắng lai), chúng là bạn tốt của nhau. Các bạn sẽ bắt gặp rất nhiều kem chống nắng có sự phối hợp của cặp đôi này. Zinc Oxide cũng giúp Titaminum được bền vững hơn. 
*Một chút về - Octinoxate: rất phổ biến ở EU những năm 2000 trở về trước. Nhưng từ năm 2000 trở lại thì em nó bị mất tiếng vì có một số nghiên cứu chứng minh em nó ảnh hưởng tới nội tiết tố estrogen. Thế là đồng loạt các hãng kem chống nắng EU đã thay thế em nó bằng octorylene, nhưng octinoxate vẫn rất phổ biến trong các kem chống nắng của Mỹ và mỹ phẩm Nhật. 
Octinoxate kém bền vững, giống như avobenzone, cần apply lại sau 2 tiếng. ZnO giúp bền vững octinoxate.

Mình thường sử dụng kem chống nắng lai, nghĩa là có cả em Kẽm thân yêu, kết hợp với các thành phần chống nắng hóa học “dễ tính” để tăng thêm khả năng bảo vệ da vì Mặc dù chống được 100% tia UVA, nhưng khả năng chống tia UVA của ZnO vẫn kém hơn so với các thành phần chống nắng hóa học. Ví dụ: ZnO 10% có PPD = 5.6 so với Mexoryl SX 10% có PPD = 13.6. Thế nên kết hợp là tốt nhất.

Dr Bailey – bác sĩ da liễu với 25 năm kinh nghiệm trong blog của mình đã viết khi bệnh nhân của cô ấy sử dụng kem chống nắng chứa kẽm đã nói với cô ấy rằng: 
““(During my) long vacation and cruise in the sun… I used a zinc oxide SPF 30 sunscreen every day and look how well it worked! Other people were using SPF 50s and burning. Because mine had zinc it worked – my skin didn’t burn like theirs did.”

Tạm dịch: "Trong suốt một kỳ nghỉ dài và đi du lịch dưới ánh mặt trời ... Tôi đã sử dụng kem chống nắng Zinc oxide SPF 30 hàng ngày hãy nhìn xem nó hoạt động tốt như thế nào! Những người khác đã sử dụng SPF 50 và đốt cháy. Vì tôi có Zinc Oxide, nên da của tôi không bị cháy như họ”.
Bài viết cụ thể:
https://www.drbaileyskincare.com/…/are-zinc-oxide-sunscreen…

“Zinc oxide is one of 17 ingredients approved for use in the U. S. by the Food and Drug Administration (FDA). It is also unique among sunscreen ingredients in that it effectively blocks all parts of the UV spectrum, including both ultraviolet A (UVA) and B (UVB) radiation. Zinc oxide is also very gentle on the skin and is less likely to cause irritation.”

Tạm dịch: Zinc oxide là một trong 17 thành phần được (FDA) chấp thuận sử dụng tại U.S. Nó cũng hiệu quả nhất trong số các thành phần chống nắng, theo đó nó có hiệu quả chặn tất cả các phần của phổ UV, bao gồm tia cực tím (UVA) và bức xạ B (UVB). Zinc oxide cũng rất nhẹ nhàng trên da và ít có khả năng gây kích ứng.

Mọi người tham khảo thêm bài học thuật Zinc Oxide bằng link này nha:
https://www.karger.com/Article/Pdf/98701

ST: Pham Trang

Tag: đẹp damỹ phẩm Nhậtmỹ phẩm nội địa Nhật , giảm cân an toàngiảm cângel dưỡng dakem dưỡng dasữa dưỡng da

Jaly Trading Co., ltd.
Jaly Trading Co., ltd.
Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng của bạn

Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng của bạn